Luận Về (TÂM)

Tâm là chủ tể của vạn hóa. Nho giáo nói: Tồn tâm. Đạo giáo nói: Dưỡng tâm....

Luận Về (TÂM)

Luận Về (TÂM) *************** Tâm là chủ tể của vạn hóa. Nho giáo nói: Tồn tâm. Đạo giáo nói: Dưỡng tâm. Thích giáo nói: Minh tâm. Tam giáo đều lấy tâm là Đạo. Tâm có nhân tâm và Đạo tâm, nên có sự phân biệt giữa “duy vi” và “duy nguy”. Người sau không được chân truyền, chỉ biết Đạo ở nơi tâm mà không rõ Tâm ở đâu. Thường chắp lấy cái tâm bằng thịt của tạng phủ và cái tâm khí chất là tâm, nên sinh ra chắp tướng và chắp không. Chế ngự tâm thì thiên lý và nhân dục giao tranh, Thánh phàm bất phân, Lý Khí khó biệt, cho nên lao lực nơi tâm mà không một người thành. Đạo tâm là tâm mà vua Nghiêu Truyền cho vua Thuấn, Vua Thuấn truyền vua Vũ, Vua Vũ truyền vua Thang, Khổng Tử truyền cho Nhan Hồi, Tăng Tử, Tăng tử truyền cho Tử Tư, Tử Tư truyền Mạnh Tử đều truyền tâm này. Từ thời Mạnh Tử về sau, tâm pháp thất truyền. Trải qua các triều đại Tần, Hán, Tấn, Tùy, Đường, ít người minh Tâm mà đạt đến Thánh vực. Đến thời Viêm Tống (Thời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn) , ngũ tinh tụ Khuể (Khuể là một vì sao trong nhị thập bát tú. Vào niên hiệu Càn Đức năm thứ Năm đời Tống Thái Tổ (năm 967 Dương Lịch), Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ năm hành tinh xếp thành một hàng hướng về sao Khuể. Lý học bắt đầu thịnh hành vào thời đó) , Thiên mở văn vận, Lý học thịnh hành, bắt đầu từ Hy Di, Kế có Châu Liêm Khê, Trình Hạo, Trình Di, sau có Lục Tượng Sơn, Chu Hy đều phát huy tâm học của Nhà Nho. Nhưng thời cơ chưa đến chỉ thuyết minh đạo tâm và nhân tâm, Muốn minh tâm thì cách vật. Cách là cách trừ, vật là vật dục. Ý ở nơi: Khi người sinh ra bản tính thuộc tĩnh, đó là Thiên tính, cảm ở nơi vật thì động, đó là phần dục của bản tính. Nên thầy Mạnh Tử nói: Dưỡng tâm không có gì tốt hơn là ít dục (Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục) Quả vật dục là lời của Trọng Cung hỏi đức Khổng Tử về đức nhân. Cáh vật dục, là đức nhân mà Nhan Hồi hỏi nơi đức Khổng Tử. Cách là khắc, tức là cách cái “tâm không chính” trong Kinh Thư (Cách kỳ phi tâm). Mạnh Tử nói: “Đại nhân là người cách bỏ được cái tâm phi”. Vật tức là vật dục, cách vật tức là khắc kỷ. Đức Khổng Thánh nói: “Mọi người khắc kỷ phục lễ thì thiên hạ đều quy hướng về đức nhân”. Hiệu quả được nhanh tốc như vậy là bỡi tánh do Thiên Phú, bổn tánh này mọi người đều có, chỉ vì bị vật dục và khí bỉnh câu thúc, nên có mà chẳng biết mình có Thánh nhân truyền Tâm tức là truyền cái Tâm cố hữu này. Đó là bản tính tự nhiên. Tự nhiên là vì do Thiên Phú, Thiên là Tính thống thể của muôn người, Tính là cái Trời của từng người. Nên Thầy Mạnh Tử nói: “Tận tâm ở nơi mình thì biết được Tính, biết được Tính thì biết Trời, Tồn tâm dưỡng tính, nên có thể sự Thiên”. Thiên nhân bổn là nhất quán, tức là hợp nhất. Thiên thống tứ thời, tâm thống tứ đoan. Cái gì trời có thì Tính ở nơi người đều có, chỉ lo là người không thể tận tính mà thôi. Lẽ tận tính bắt đầu từ trí tri hạ thủ, công phu trí tri lại từ cách vật dụng công. Chữ vật bao gồm sự vật và vật dục. Sự vật thuộc ngoại, vật dục thuộc nội. Nếu cách sự vật mà không rõ tâm tính thì lạc vào chắp tướng, cách vật dục mà không rõ tâm Tính thì lạc vào chắp không. Tâm khó hiểu, nếu cho rằng trái tim bằng thịt là tâm thì con nít lên ba cũng hiểu, đó không phải là cái Tâm tương truyền của Thánh nhân, tâm này lúc sinh ra thì có, khi chết đi thì mất. Nếu cho rằng cái tri giác vận động là Tâm, thì tâm này nguy mà không yên, không phải Tâm duy vi khó thấy được của bản tính. Tâm duy nguy không yên là tâm thuộc về khí chất, tâm bằng thịt là tâm có hình tướng. Trước Thái Cực, Khí nằm ở trong Lý, sau Thái Cực, Lý ngụ ở trong Khí. Có Lý, Khí mới có hình tượng. Lý là chủ của Khí, Khí là chủ của vật tượng. Vật tượng không có Lý và Khí thì không thành, Lý và Khí không có vật tượng thì không hiện. Lý thuộc bất dịch, Khí thuộc biến dịch , Tượng thuộc giao dịch, đó cũng là sự phân biệt giữa Thánh nhân, hiền nhân và ngu nhân. Người ngu chắp tượng, người hiền thông khí, Thánh nhân minh lý. Người đọc dịch thường hay nói đến Tiên Thiên và hậu thiên, nhưng không rõ được ý nghĩa của hai chữ tiên hậu. Tiên thiên là trước trời, tức là cái Thiên sinh ra Trời đất. Hậu Tiên là Trời do Tiên Thiên sinh. Cái sinh ra trời là Lý, đó là cái Trời chí tĩnh bất động (chí tĩnh bất động Thiên). Cái do trời sinh là Tượng, đó là Kinh Vĩ Tinh Thiên. Khí Thiên là một khí lưu hành, mặc vận tứ thời, đó là Tông Động Thiên. Đạo tâm là Lý, trên ứng Bất Động Thiên, đó là cái “đời thường mà bất biến”, người đạt tới cảnh giới này gọi là Thánh vực (nước của bậc Thánh), Nho cho là Chí Thánh, Thích là Phật, Đạo cho là Đại La Thiên Tiên,. Tam giáo quy nhất là quy về Lý, cho nên Nho nói là “Thiên lý lưu hành”, Đạo nói “Tam phẩm nhất lý”, Thích nói “Nhất hợp lý tướng”, lời nói tuy bất đồng, nhưng lý thì như nhau. Nhân tâm thuộc khí, trên ứng Tông động Thiên, đó là cái Trời “biến mà có thường”, người đạt tới cảnh giới này gọi là Hiền Quan (Cửa của các bậc hiền). Cái tâm bằng thịt cũng như ngũ quan bách hài, có hình thấy được, Trên ứng Kinh Vĩ Tĩnh Thiên, người chắp hình tướng này thì bị hãm trong bể khổ. Thánh nhân chỉ có Đạo tâm nên lạc Đạo, cái lạc của Hiền nhân là hàng phục được nhân tâm nên không có sự lo âu. Nếu chắp trái tim bằng thịt là tâm, phóng túng theo vật dục, tâm bị trăm vạn điều quấy nhiễu chỉ có khổ mà không có vui. Nhà Nho đương thời thường cho rằng tâm ở chỗ thiện thì là đạo tâm, tâm ở chỗ ác tức là nhân tâm. Nếu như vậy thì Tử sản của nước Trịnh, Yến anh của nước Tề (Tử sản là tể tướng của Nước Trịnh, Yến Anh là tử sản của nước Tề trong thời chiến quốc) đều nổi vượt hơn Nhiễm Hữu, Qúy Lộ, Tử Cống, nhưng ở Văn Miếu thì không có tên và người đời sau cũng không ai lập miếu thề phụng. Trong đó tất có nguyên do. Vì người ác hành việc ác nên họa theo sau, ác có lúc hết nên họa cũng có ngày hết. Người hiền hành thiện nên phúc theo sau, thiện có lúc hết nên phúc cũng có lúc mất. Tuy có sự bất đồng giữa thiện ác, phúc họa nếu không được truyền thọ tâm pháp, không thể minh thiện phục sơ. Đường đường một vị bá tả, danh tiếng lừng lẫy mà không được liệt vị Thánh hiền mà bồng mao hàn sĩ lại được phối hưởng ở Thánh miếu là vì có Đạo. Nếu cho rằng học tụng từ chương của Thánh nhân là Đạo, kinh điển Tam giáo vẫn còn, người thông đạt tứ thư ngũ kinh cũng không ít, nhưng ngoài Khổng, Nhan, Tăng, Mạnh, Châu, Trình, Trương, Chu ra, không mấy người vì đọc sách mà trở thành Thánh hiền. Đó là tâm pháp không dễ hiểu, không dễ nói và không dễ truyền. Khắc kỷ phục lễ là tồn đạo tâm bỏ nhân tâm, đạo tâm sở tại thì chí- thiện thần minh. Hỷ, nộ, ái, lạc chưa phát, đó là cái lạc của Khổng Nhan, thấy được cái tâm của thiên địa. Học giả đạt tới mức này thì là cảnh giới “đọa tứ chi, chuyết thông minh, rời hình bỏ trí cùng với đại – thông” của Nhan Hồi, và cũng là “cùng thần tri hóa” của Khổng Tử. Mỗi người đều có một lẽ Trời (tiểu nhiên), đem lẽ trời này hợp với cái Lý thống thể của muôn vật (đại thiên)gọi là chí mệnh. Lý vô tại vô bất tại, nên tâm của Thánh, Thần hợp với cái tâm của trời cũng vô tại vô bất tại, cho nên có thể vô tư vô vị, tịch nhiên bất động, cảm mà tùy thông.Tâm này lấy giáng chung mà nói là gọi mệnh, lấy bỉnh thụ mà nói thì gọi là Tính, lấy sự ứng trù vận biến mà nói thì gọi là Tâm, lấy sự cảm nơi vạn vật mà nói thì gọi là Đạo. Lấy vô thanh vô xú, thể vật bất di, chí ẩn chí phi, chí vi chí hiển, hư linh chí thực, vô thủy vô chung, vô tại vô sở bất tại, vô vật bât lý, chí nhân vô vọng, tịch thiên bất động, cảm nhi tùy thông, không đi mà đến, không gấp mà nhanh, vô vi mà thành thì gọi là Lý. Nên trời có Thiên Lý, đất có Địa lý, người có tánh lý, vật có vật lý, sự có sự lý. Đắc lý thì trị, thất Lý thì loạn. Biết được tiết vận của lý có thể chế lễ, biết được thanh trượt của khí có thể tác Nhạc. Biết được tôn ti của Lý, phù trầm của Khí, tiến thối và khai bế của Tượng, có thể dạy vũ (vũ điệu).Dùng Lý này để dạy dân là chính, cấm dân làm trái Lý này gọi là hình, lấy thưởng để khuyến khích, lấy phạt để khuyên răn, có thủy có chung, bản mạt không loạn, trước sau có thứ tự.Hiểu rõ được Lý này thì hiểu được tam giáo nhất Lý, vạn quốc nhất lý.Nhất lý là tổ tông của ta, nhị khí là phụ mẫu của ta., vạn tượng đều là cháu đích tôn của tổ tông. Phụ mẫu thương con, đó là lý bất biến của đồng loại, sự sinh thành của đồng loại có trước sau nên phát sinh ra lẽ thân thân (thân với người thân). Kiến thức có minh muội, nên sinh ra lẽ tôn hiền, dạy nuôi có hậu bạc, công có lớn nhỏ nên đẳng cấp của ngũ phục (Thiên tử, Chư hầu, Khanh, Đại Phu, Sĩ), tước vị của ngũ đẳng (Công, Hầu, Bá, Tử ,Nam) từ đó mà định. Kim thạch, từ trúc, mắt có thể thấy được là tượng, thanh trượt cao thấp mà tai có thể nghe được là Khí. Có tượng tất có khí, có Khí tất có âm, mà chủ sự thì là Lý, Tượng bổn từ bát quái, Khí bổn từ Lạc Thư, Lý bổn từ Hà Đồ, trước thiên hạ mà khai vật, sau thiên hạ mà thành vụ, cho nên Dịch kinh là tổ của chu kinh, là căn nguyên của vạn pháp. Rõ được lý này có thể biến được ngũ âm là cung, thướng, giốc, chủy, vũ, có thể lý được quân, thân, dân, sự, vật.Cái hòa của nhạc có thể điều hòa bát phong, có thể bổ giúp tạo hóa, có thể dưỡng tính tình, có thể hòa thần nhân, có thể biết trị loạn. Quan hệ của Nhạc cũng trọng lắm thay! Tiếc là nay đã thất truyền. Nếu rõ được lý là tổ tông, Khí là phụ mẫu, tượng là cung khi, đều từ lý mà ra thì tam giao nhất Lý, vạn quốc một nhà, như tay như chân, tương kính tương ái, không làm tổn thương đến lòng của tổ tông và phụ mẫu thì vạn quốc đều lạc nghiệp, quân thần phụ tử phu phụ bằng hữu đều hết lòng với trách nhiệm, như thế thì có thể thấy được trời Nghiêu đất Thuấn của cảnh thái bình, đó là một thế giới đại đồng. Thường nghe :từ ngàn xưa về trước, Tâm này, Lý này giống nhau, ngàn xưa về sau, Tâm này, Lý này như nhau, ngay đến bốn bể nội ngoại, phàm nơi trời che, đất chở. Tâm ngay, lý này đều như nhau.Trước đời tam đại, Đạo ở nơi quân vương, một người hóa thiên hạ. Đó là sự chỉnh hợp của giáo, chỉnh thì không chia.Tam đại về sau, Đạo ở Sư Nho, một người hóa một phương, đó là sự phân tán của giáo.Đạo truyền từ Nghiêu, Thuấn, cho đến văn vương. Đến đời châu U Vương, Lệ Vương, thế đạo suy vi, dân không hưng thịnh, Đạo của thánh nhân từ hợp đến phân, đó là sự biến chuyển lớn lao giữa thiên, nhân. Vào thời kỳ đó Thượng đế sai Đức Lão Tử hạ phàm, làm quan trong triều đình nhà Châu.rõ nguyên căn của đạo đức, biết sở quy của Lễ Nhạc, Lại sai Thủy Đức Tinh Quân xuống phàm, giáng sinh ở Đông Lỗ, một xe hai ngựa, chu du liệt quốc, giáo hóa cửu châu. Đức Khổng Tử hỏi Lễ nơi Đức Lão Tử mà tán than Đạo của Lão Tử như rồng, chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi. Đạo, Nho hai giáo hỗ trợ mà không trái nhau, Phật giáo hưng khởi cùng thời, Đạo chia làm tam giáo,Tam giáo nhất lý, không ngoài một tâm. Nho nói "tồn Tâm", Đạo nói "tu tâm", Phật nói "Minh Tâm".Giáo tuy khác nhau, nhưng tâm thì là một. Phật nói "Quy Nhất", Đạo nói "Thủ Nhất", Nho nói "Quán Nhất". Nhất là Lý, Trời đất không hai lý, Thánh nhân không hai lòng. Vì địa phận khác biệt, nên văn tự không giống nhau, chế độ sở dĩ không đồng là vì phong thổ khác biết. Vì người, vì thời, vì sự, khác biệt nhau nên có sự biến để thông, dùng sức ít mà đạt được thành công lớn. Đó là sự thông truyền đạt biến của Thánh nhân. người hiền không biết đạt quyền, chắp khư lấy lẽ của mình, kẻ ngu chắp lấy ngôn mà quên đi phần gốc, chia bè kết phái, như nước lửa không hợp mà công kích lẫn nhau. Tuy nói là lòng người tạo nên, nhưng cũng là khí số đưa đến, nên thế vận suy đồi. Nay ngũ giáo Thịnh hành, vạn quốc thông thương, người học đạo phải thể lòng trời, hợp ngũ giáo thành một giáo, hợp trung ngoại thành một nhà, hóa quải khí thành hòa khí, hóa chiến tranh thành hòa bình. Trên có thể an ủi lòng Trời, dưới thì thuận được ý người. Đó chẳng phải là một việc vui hay sao. Ngũ giáo đều có phép hóa, mỗi bước đều có di văn. Kinh điển, di văn đều do Thánh nhân để lại, thế Trời dạy người.Văn tuy vận thù , nhưng lý thì nhất trí. Học giả trước hết phải rõ Thiên nhân nhất quán, lấy chân tri chân kiến mà thực hành, tự nhiên tâm sẽ trong sáng, như mảnh gương soi vật, vào được cánh cửa của ngũ giáo mà hiểu được lẽ truyền diệu của chân lý, có thể giúp người học Phật thành Phật, giúp người học Đạo Thành Tiên, giúp người học Nho thành Thánh nhân để lại, thế Trời dạy người. Văn tuy vạn Thù, nhưng lý thì nhất trí.Học giả trước hết phải rõ thiên nhân nhất quán, lấy chân tri chân kiến mà thực hành, tự nhiên tâm sẽ trong sáng, như mảnh gương soi vật, vào được cánh cửa của ngũ giáo mà hiểu được lẽ huyền diệu của chân lý, có thể giúp người học Phật thành Phật, giúp người học đạo thành Tiên, giúp người học Nho thành Thánh, giúp người theo Thiên Chúa giáo trở về Thiên Quốc, giúp linh hồn của người theo Hồi giáo thoát khổ. Đó chỉ là Thiên Kiến, vì địa, vì thời, vì sự, vì người mà toát yếu về sự thông truyền đạt biến, tùy phương thiết giáo. Chẳng rõ đúng hay sai, mong các bậc cao minh có đạo chỉ chính. Lòng của Thánh nhân bao trùm thiên địa, tâm chứa vạn vật, xem vạn vật như đồng bào mà dạy hóa, chỉ rõ tâm, Tính để cùng trở về với Đạo, đó là công của Thánh, Phật, Tiên. Thường nghe Đạo của Thánh nhân phát xuất từ Tính, Tính của Thánh nhân xuất phát từ Thiên. Thánh nhân lấy tứ thư ngũ kinh để ẩn dụ Đạo, phát lộ sự ảo diệu của Thiên tính. Sau đời Mạnh Tử, tâm pháp thất truyền, Nho chỉ trọng lối học từ chương, nên kinh truyện trải qua mấy ngàn năm vẫn còn mà người hiểu được ý nghĩa của kinh thì không có. Ý trong kinh đã không rõ thì làm sao hiểu được cái tính của Thánh nhân, Tính đã không rõ thì làm sao mà hiểu được tính phát Xuất từ Thiên. Sách Trung Dung ; " Thiên mệnh chi vị tính" là từ Tính suy đến thiên, từ gốc suy ra ngọn. Mạnh Tử nói :" người tận được tâm thì biết được Tính, biết được Tính thì biết được Thiên" là từ ngọn suy đến gốc. Khi quẻ chưa vẽ, dịch ở trong Thiên địa, khi quẻ đã vẽ, Thiên địa ở trong dịch. Dịch có 64 quẻ, 384 hào, đều thuận theo lý của Tính mệnh, tận sự biến hóa của Đạo. Từ điểm này mà xét, muốn rõ Tính lý thì không thể bỏ dịch. Vô Cực là Lý Thiên, chí tĩnh bất động. Lý Thiên tĩnh mà có cảm ứng, thường mà không thay đổi, đó là cái Thiên sinh ra Trời đất và muôn vật, là nơi xuất xứ của Đạo tâm. Thái cực là sự luuw hành của Tông Động Khí Thiên. Khí số của khí thiên là 129.600 năm.Khí Tính xuất phát từ Khí Thiên. Nhất là Lý, là phụ mẫu của hai khí âm dương. Hai khí âm dương là phụ mẫu của muôn vật. Lý sinh Khí, Khí sinh Tượng, Tượng lại sinh ra vạn tượng. Vạn Tượng không ngoài hai khí âm dương. Hai khí âm dương không ngoài một lý. Thiên là Lý thống thể của muôn loài. Tính là Thiên của từng vật. Rõ được Lý này có thể truyền đạo, nói được lý này có thể viết kinh lưu lại cho đời sau. Lý là Đạo, thường bất biến. Kinh là giáo, hằng cữu không thay đổi. lấy Lý dạy dân thì gọi là chính, cấm dân rời Lý gọi là hình. Dùng lễ để điều độ, dùng nhạc để hòa, dùng thưởng để dẫn, dùng phạt để trục. Có bản có mạt, trước sau không loạn, Từ Thiên đến nhân(người đến Trời), tận nhân hợp Thiên (người hợp trời). Công phu của Thánh hiền từ cách vật hạ thủ, vì không cách đi sự vật không thể tận người, không cách đi vật dục không thể hợp Thiên. Cách được cả hai thì Thiên nhân nhất quán. Hành ở nơi mình thì quốc trị, hành nơi thiên hạ thì thiên hạ bình. Người đạt nhân quân tử có thể suy ngẫm mà hiểu được.

Lượt xem: 1,265
chieu-sang-sinh-menh-chan-thien-my-te-cong-hoat-phat-tao-quoc-cuu-dai-tien-tu-huan-

Này, sinh mệnh có kết thúc, năm tháng có giới hạn, hoa nở chóng tàn....

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ - LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ

Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương

thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.

LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.

Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.