HÀM DƯỠNG CHÁNH KHÍ, TỰ TÍNH LÀM CHỦ (Hoạt Phật Sư Tôn từ bi)

Tu đạo là phải hàm dưỡng chánh khí, nếu không có hạo nhiên chánh khí chứng tỏ con vẫn còn che giấu tư tâm, cho nên hành vi không đoan chánh. Tư tâm giống như sâu mọt, ẩn náu ở mọi ngõ ngách, từng miếng từng miếng mà ăn mất chánh khí, sau đó tiết ra chướng khí đen tối, che mất cả tự tính. Tự tính giống như đóa hoa, con muốn có hoa nở thì đừng để sâu mọt ăn mất,....

HÀM DƯỠNG CHÁNH KHÍ, TỰ TÍNH LÀM CHỦ (Hoạt Phật Sư Tôn từ bi)

HÀM DƯỠNG CHÁNH KHÍ, TỰ TÍNH LÀM CHỦ (Hoạt Phật Sư Tôn từ bi) Tu đạo là phải hàm dưỡng chánh khí, nếu không có hạo nhiên chánh khí chứng tỏ con vẫn còn che giấu tư tâm, cho nên hành vi không đoan chánh. Tư tâm giống như sâu mọt, ẩn náu ở mọi ngõ ngách, từng miếng từng miếng mà ăn mất chánh khí, sau đó tiết ra chướng khí đen tối, che mất cả tự tính. Tự tính giống như đóa hoa, con muốn có hoa nở thì đừng để sâu mọt ăn mất, rể của nó mới ăn sâu vào đất, nảy mầm phát triển. Bình thường không có việc gì, tâm phải tịnh xuống, thu tâm về, mới thấy rõ bản thân đang làm gì! Niệm đầu con chạy tới chạy lui, không thể hồi quang phản chiếu, làm sao biết được bản thân đang nói gì? Làm gì? Nói ra không đúng cũng không biết! Đây chính là "tâm lơ đãng", chủ nhân không có ở nhà! Ơn Trên thường mượn người, mượn tiền hiền, hậu học, đạo thân, mài luyện hoặc để trò không hài lòng vào những lúc làm việc phật, khảo nghiệm trò. Những lúc này trò động niệm, tức giận, để tâm, thì cửa ải này không vượt qua được, lần sau phải tu lại, khảo nghiệm con lần này hết lần khác, con không thể phát hiện được, cứ lặp đi lặp lại cùng một vấn đề, có phải ngu si lắm không? Rất không có trí tuệ? Cho nên trò ơi! Bất luận gặp phải việc gì, con phải học biết giữ lấy niệm này, nếu niệm này không giác, không rõ ràng, thì con niệm niệm đều sinh tử, không phải đã tu bàn một trận uổng phí hay sao? Trong cuộc sống, mọi trải nghiệm đều là nền tảng của sự tiến bộ; mọi thành bại trong cuộc sống đều là tấm gương phản chiếu tương lai. Phàm việc không phải do định mệnh, vận mệnh trong tay mình. Cho nên chỉ cần tâm tốt, không xâm phạm người khác, lại quảng kết thiện duyên, tự nhiên có thể xoay chuyển vận mệnh éo le trở nên tốt.7 Một người muốn lập nghiệp thành công, "duyên" là động lực không thể thiếu. Phải có nhân duyên, cần phải kết thiện duyên, lương duyên, hơn nữa phải trân trọng duyên. Chỉ cần có kết duyên thì sẽ có tương lai vô hạn. Kết duyên, khiến cuộc đời chúng ta rộng lớn hơn, vận mệnh bằng phẳng hơn; tích đức kết duyên mới là nguồn gốc hạnh phúc của cuộc sống. Vui sướng, không phải trong phồn hoa náo nhiệt, mà là trong nội tâm yên tĩnh; phiền não, không phải trong cẩn ngôn thận hành, mà là trong thị phi qua lại. Thị phi giữa người và ta chẳng qua là thời kỳ quá độ của tâm thái, thời gian trôi qua, hoàn cảnh thay đổi thì sẽ khác, cho nên đừng quá để ý mà sinh ra phiền não. Tôn trọng người khác, thương yêu bảo vệ người khác chính là sự từ bi lớn nhất. Người có lòng từ bi, tất có thể làm phai mờ sự đối đãi lẫn nhau, không phân biệt thân sơ mà quan tâm những người xung quanh, tự nhiên không còn khoảng cách với người khác, đạt đến sự khắn khít lẫn nhau. Cho nên chân tâm thì trái đất thanh tịnh; tâm thiện thì làm việc suông sẻ; tâm đẹp thì chúng sanh dễ thương; tâm thành thì chúng sanh ngay thẳng. Tu đạo không nhận người tu, chỉ hành theo lý. Chúng ta không cầu có công, chỉ cầu không có lỗi. Công đức không phải làm cho người ta xem, và cũng không tính toán việc làm của mình được bao nhiêu công đức, chân công thực thiện hay không mà thôi, hoàn toàn do Ơn Trên định luận. Trò chỉ cần giữ lấy tâm vô vi, hành vô vi, lập định mục tiêu, nhận lý thực tu là được rồi. Danh lợi là thứ chúng sanh truy cầu, nếu con có giác ngộ, truy cầu cho bản thân cũng có thể thành tựu một con người, con có thể truy cầu "noi theo tác phong và đạo phạm của thánh hiền tiên phật", còn truy cầu lợi thì sao? Đi làm việc lợi ích cho chúng sanh. Người thật sự biết tu đạo thì sẽ biết "bồi dưỡng mãnh đất tâm, hàm dưỡng bầu trời tính", mà không mang sinh mệnh hao phí ở so đo tính toán, họ biết lấy "bổn thể đạo đức" làm nền tảng sinh mệnh của họ, ít tư tâm quả dục tiến lên trên con đường thanh tịnh, biết "lạc thiên an mệnh", người như vậy tự nhiên khiến nhiều người "gần thì vui, xa thì nhớ", như vậy mới được xem làm được "nguyện hành Bồ Tát".

Lượt xem: 1,766
te-cong-hoat-phat-quang-ket-thien-duyen

Lúc người khác làm bất cứ việc gì, khi làm không được trọn vẹn, chúng mình giúp họ làm trọn phần nào, như vậy không chỉ trọn vẹn mình, mà cũng là trọn vẹn người khác.

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ - LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ

Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương

thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.

LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.

Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.