TẾ CÔNG HOẠT PHẬT : QUẢNG KẾT THIỆN DUYÊN
- Lúc người khác làm bất cứ việc gì, khi làm không được trọn vẹn, chúng mình giúp họ làm trọn phần nào, như vậy không chỉ trọn vẹn mình, mà cũng là trọn vẹn người khác. Có khi ở một nơi rộng lớn, những chi tiết nhỏ luôn luôn bị bỏ sót, mà có lẽ chi tiết nhỏ này là chỗ người khác rất quan tâm. Có lẽ mình cho rằng chi tiết nhỏ là chỗ không đáng gì, nhưng cũng chính vì nó mà luôn luôn tạo khoảng cách với nhau. Cho nên khi sự việc không có biện pháp viên mãn thì xin khởi bút cho viên mãn, như vậy việc việc đều viên mãn, mà không cần lấy tâm bất bình đi yêu cầu người khác. Khi có yêu cầu, tâm bất bình sẽ khởi, tâm sân hận sẽ khởi, nên đem tâm bất bình hóa giải thành một tâm khoang dung, tri túc, tâm tha thứ, tâm cảm ơn, như vậy mới có thể tiến thêm một bước trong việc xử sự làm người, mới có thể trên con đường nhân sinh gặp được người tri kỷ.
- Trong khi đang suy đoán người khác, thật ra là đang tổn hại đến tâm linh của mình, tại vì mình dùng tâm không đúng đi nghiền ngẫm sai và đúng của mọi người, gặp phải sự tình trừ khi mắt mình thấy được, nhưng có khi ngay cả mắt mình thấy được đều không phải là thật, do đó đừng nên bị những thứ có hình tướng này mê hoặc.
- Phải tôn kính đối với mỗi một người, bất kể là người tốt hay xấu đều phải tôn kính.
- Đôi khi phải cùng nhau hoán đổi vai vế lập trường, phải vì lập trường của đối phương, vì tâm của đối phương để mà nghĩ, lấy tâm mình đo tâm người khác tức chuyển cảnh, cho dù hiện tại đối mặt với khó khăn rất lớn, hiềm khích rất lớn, tất cả những thứ này chỉ có bản thân mình mới có thể hóa giải, lúc hoán đổi vai trò biết được đối phương cần gì, nghĩ gì.
- Mỗi một người đều có tâm thiện giải nhân ý (hiểu biết ý của người khác), tâm người như thế và Thiên tâm hợp nhất mới có thể hoàn thành một việc đại sự, phải hiểu những người xung quanh và người nhà. Tâm hoan hỷ của mình là thiện giải, là thiện ý chứ không phải là ác ý, đừng nên cứ hướng về mặt xấu của người khác mà nghĩ, phải cứ hướng về mặt tốt mà nghĩ. Việc không tầm thường là khi tâm chúng ta thành một vòng tròn, không có góc nhọn, không tổn thương đến tâm của người khác. Lúc nào cũng không từ thân người khác mà đi trục lợi hoặc làm tổn thương người khác.
- Các con có hy vọng mình là người hữu duyên nhất và là người được hoan nghênh nhiều nhất không? Chỉ cần tâm cởi mở, rất vui vẻ, mỗi ngày đều rất vui vẻ tu đạo, bàn đạo, giúp đỡ người, độ người, tiếp dẫn Tiên Phật. Cái gọi là tiếp dẫn, tức là tiếp dẫn đến Phật Đường, mà còn phải tiếp dẫn họ thẳng đến Thiên Đường mới thôi, cái việc này là vui sướng lắm, giúp đỡ người khác, người khác sẽ vui sướng, người khác nhất định sẽ hoan nghênh mình, thích mình.
- Mỗi một người đều phải ở trong tập thể, giả sử không hợp tác với người khác, thì sẽ rất khó thành công. Nhất là tu đạo, bàn đạo, đem tâm mỗi một người đoàn kết lại, có thể tạo thành một sự nghiệp lớn, đoàn kết tâm này là phải trừ bỏ đi ý kiến của mình, nếu quá chấp trước thì sẽ khó dung nhập trong đạo trường. Không những trong đạo trường hay đi vào xã hội, không có một người nào không cần sự giúp đỡ của người khác. Có một ngày mình cũng cần người khác đưa tay ra giúp đỡ mình, bất kể chuyện gì, tâm từ bi không có bất cứ giới hạn, chỉ có phát từ nội tâm đi trợ người, trong lúc đó là Bồ Tát, là Tiên Phật.
- Bỏ ra nhiều, yêu cầu ít, khen ngợi nhiều, phê bình ít, thông cảm nhiều, gây khó khăn ít, cảm ơn nhiều, oán tránh ít.
- Phải trọn vẹn tất cả duyên xung quanh mình, giờ phút này theo tâm ứng tâm, theo tâm mà tròn duyên chúng mình, phải biết nhân duyên mà tương hội, được kết hợp với nhau thật ra không dễ dàng. Có được trước mắt, không cảm thấy quý, không biết được một ngày nào đó mất đi một đoạn duyên nào đó, mới hối hận nuối tiếc, chỉ sợ tới đó đã quá muộn, hối hận cũng không bù đắp được việc gì. Trong tâm không thể tồn giữ hai chữ “hối hận”, tại vì có thể thu lại được thì không cần phải hối hận, không thể thu lại được hối hận cũng vô dụng. Làm sao đạt tới sự không hối hận? Phải nắm bắt lúc đó, trân trọng mỗi một đoạn duyên, đây chính là trọng duyên, càng phải tròn tất cả duyên, cố đạt cho được viên mãn, cố đạt cho được viên dung, thường đem viên duyên hai chữ đặt tại trong tâm, lấy hành động thực tế đi thực tiễn, phải biết được viên duyên là liều thuốc tốt nhất trừ đi nuối tiếc đấy !
- Căn bản của tình thương là sự trung thành, tình thương phải hợp với trung đạo, tình thương như thế mới có thể đạt được hữu ích đúng lúc của nó. Điều quan trọng nhất là phải biết nắm bắt, biết trân trọng.
- Khẳng định người ta, cho người ta một chút lòng tin, đây cũng là bố thí, không phải có hình có tướng mới gọi là bố thí, ánh mắt quan tâm, nói ra lời tốt quan tâm tới người khác, đây cũng là bố thí, sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ người khác một chút, đây cũng là sự bố thí rất hữu dụng.
- Trong tâm mỗi một người đều có tình thương, có tình thương thì mới có động lực, phát huy tình thương lớn này tức là Tiên Phật, tức là Bồ Tát. Cái gọi là tình thương lớn phát huy, Thầy hy vọng các đồ đệ đều có phần tâm đó, một tấm lòng bác ái, khi thấy người khác đau khổ, thì luôn đúng lúc đưa tay ra giúp đỡ người khác, có thể là một lời cổ vũ, có thể là một nụ cười cũng được, đều là cho họ sự giúp đỡ, ủng hộ vậy.
- Quan Thế Âm Bồ Tát luôn nghĩ đến chúng sanh, do đó toàn thế giới chúng sanh, mọi người đều thành tâm thành ý quỳ lạy Ngài. Đây không phải là chủ ý ban đầu của Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng mà sự hy sinh phụng hiến của Bồ Tát, chúng sanh đều cảm nhận được, tự nhiên có hồi đáp, hôm nay mình cứ nghĩ đến bản thân mình, trong vô hình ý niệm hy sinh phụng hiến sẽ giảm bớt, làm cho người khác khó mà gần gũi, như vậy thì sống không được vui sướng, người khác sẽ khó chung sống với mình. Nhân duyên tức là Phật duyên, mình đi độ hóa chúng sanh, chúng sanh thấy được mình mà không thích mình thì còn có thể nói được những gì?
- Không thể cứ trách móc hoàn cảnh không tốt, người chung quy phải thành tựu bản thân cho nhiều, qua được ải này tức là mình. Cái gọi là trách móc, lúc không như ý, là với người có quan hệ, muốn biết được sự xung đột giữa người với người, trước tiên mình phải với người khác có xung đột, mới sinh ra xung đột, đối với bản thân mình không có lòng tin, không thể khẳng định mình, cũng vì vậy mà xem thường mình, mới cho rằng người khác cũng xem thường mình, cho nên tu đạo phải tu sửa phần tâm này, phải tu sửa thành một phần tâm rộng lớn. Cái gọi là quân tử phải có lòng độ lượng bao dung người, mà không phải là chịu sự dung nạp của người khác, do đó cần phải bồi dưỡng đức tính "Cung kính, Khoang dung, Tín (giữ lời hứa), Minh mẫn, Huệ (tạo thuận lợi cho người khác)".
- Người với người sống chung, có cần kiên trì hay không? Kiên trì là gì? Kiên trì bao dung lẫn nhau, tha thứ lẫn nhau, đối đãi rộng lượng lẫn nhau.
- Khi có một niệm đầu không tốt, hy vọng tự mình có thể cố gắng thiện dẫn tâm đó, chuyển niệm đầu tức thành thiện rồi, sinh tranh chấp với người ta, phải nghĩ và nói rằng có lẽ chúng mình là bạn nên họ mới nói như vậy với mình, để mình có cơ hội cải tiến, vì thế cho dù người ta có cố ý gây sự, cũng không cần nhục chí nản lòng, đó là đang trả cái mình thiếu người ta, cho nên thiện ác chỉ cách một niệm.
- Mỗi một người đều là đối tượng để mình học hỏi, mỗi người đều là nhân tài. Thầy không có học trò ngu, chỉ có học trò có lòng tin - dũng cảm bước ra bước đầu tiên, độ chúng sanh cần có dũng khí, đối với bản thân không có lòng tin tức là đối với Đạo không có lòng tin, đối với Đạo không có lòng tin thì đối với bản thân mình cũng không có lòng tin, cho nên phải tăng tốc, đã nhanh phải thúc nhanh thêm, độ chúng sanh phải mặt dày, nếu không độ không được chúng sanh, tặng con một lọ kem thoa mặt hiệu Tế Công, quảng độ chúng sanh.
- Mỗi một người đều có những điều mà mình phải đi học tập, khi nhìn người đừng nên nhìn khuyết điểm của họ, mà phải nhìn xem ưu điểm của họ.
- Đừng nên dùng cái tốt xấu của mỗi cá nhân mỗi người đi đối đãi một người, đối với họ đó là sự đối đãi không công bằng.
- Thành toàn người không được, không nên khởi tâm oán hận, nói người ta không có Phật duyên, do đó trong tâm không được sinh đối đãi là rất quan trọng.
- Người người đều có lòng tự tôn, mỗi một người đều có bản tính của mình, có nguyên tắc của mình, nhưng muốn cùng chung sống cộng đồng với người khác, phải buông xuống thân thế mình, phải hạ mình nhỏ nhẹ.
- Chấp nhận lỗi của người khác không phải thuận theo sai trái của người, nhẫn nhịn người không phải sợ quyền thế của người, nói cho người biết sai không phải là vạch trần vết sẹo, che dấu ác của người không phải trợ người làm hung, giúp người lúc bận (bận bịu làm không xong) không phải dưỡng người lười biếng, muốn người buông xuống không phải bảo người dứt bỏ.
- Nếu như mọi người ở cùng chung một nơi đều không có dùng tâm cổ vũ, tương trợ thành toàn nhau, nếu như chỉ cùng nhau nhổ nước khổ, cùng nhau nói thị phi của người khác, nhân gian đó thật sự là khổ hải, nhưng khi mọi người đem tâm vui mừng đó biểu lộ ra, thì thế gian này xung quanh mình tức là thiên đường rồi.
- Luôn luôn khẳng định người khác, cổ vũ người khác cũng giống như cổ vũ bản thân mình. Khi một con người thích đi phủ định người khác, tức là đối với bản thân không có lòng tin, do đó thường chỉ nhìn thấy người khác, không có hướng nội tâm xem xét mình.
- Vui vẻ đi độ hóa chúng sanh, muốn người khác vui vẻ, bản thân mình trước tiên phải hiểu được đạo lý của sự vui vẻ.
- Phải biết được nhân tính, mới có thể biết được Phật tính, do đó chung sống với người quên bản thân mình, điều chỉnh bản thân, nếu cứ muốn yêu cầu người khác phối hợp thì không thể sống chung hòa hợp với người, bản thân tu tốt mới có thể thật sự ảnh hưởng người khác.
- Có khi nhìn thấy người sẽ cảm thấy họ dường như có tâm sự, đó là biểu hiện nguyên thần của họ dường như trong sâu xa như muốn nói với mình họ cần sự giúp đỡ đấy! Cho nên nếu như đối với người khác không tốt, tuy rằng che giấu lừa dối được một lúc, một ngày nào đó nguyên thần của mình sẽ chuyển phát cho họ, họ sẽ biết. Bởi vậy, hôm nay mình có thể tự gạt mình, nhưng đừng tưởng rằng mình có thể giấu được người khác, cá nhân mỗi người đều có một tiểu thiên, tiểu thiên của mình tròn rồi, sau đó mới có thể tròn đại thiên.
- Không chỉ giúp đỡ bản thân mình mà còn phải giúp đỡ người khác, mình tu cũng muốn người khác thành, khi chúng mình đang chấn chỉnh cũng tức là thành toàn người khác, lúc đang thành toàn người khác cũng là đang ràng buộc mình.
- Thầy dạy các con một thuật gọi là “Tha Tâm Thông”, tức là quan tâm nhiều đến người khác, lúc quan tâm nhiều đến người khác sẽ biết họ cần gì, trong tâm họ nghĩ gì, không cần hỏi họ, họ sẽ nói với mình, đây gọi là “Tha Tâm Thông” của hiện tại. Nếu như mỗi một đồ đệ có thể đạt tới “Tha Tâm Thông”, thiên hạ sẽ thái bình! Vì thế nên đứng ở lập trường người khác, nghĩ dùm người khác.
- Trên người có người, đừng nên cảm thấy mình hay quá, lúc nào cũng phải nhìn thấy người khác cao hơn mình, tôn kính người khác, xem mình như kẻ phàm phu, xem người khác như Phật mà tôn kính họ, vậy thì không có phiền não. Nếu như mỗi một người bạn đều xem nhau như Phật mà đối đãi thì cũng không cần phiền não.
- Giữa người với người là một sự ma sát, nhưng càng mài sẽ càng hài hòa, phải học giống như cây mực (mực để mài dùng cho bút lông), không vì người khác lợi dụng mà nó nổi giận, không vì người khác mài nó mà nó không chịu đảm nhận. Việc gì cũng tiếp nhận đảm đương lấy.
- Người với người sống chung, thường thường ôm lấy tâm xét đoán, sẽ tạo thành hận thù, thường thường không hiểu được bạn, bạn không hiểu được tôi, chỉ có thế mà sinh nghi ngờ, sau đó có thành kiến với nhau, thì càng sẽ có nhiều rãnh (vết nứt) dài, giữa người với người rãnh càng nhiều, xã hội sẽ không hòa hợp. Thầy các con đã từng nói phải bồi duyên, đem mỗi một nhân duyên xung quanh các con phân hóa thành trợ lực, vận dụng năng lực bản thân đi làm, đừng nên tự coi nhẹ bản thân mình, mỗi một người đều có tiềm năng cá nhân, phát huy tiềm năng đi làm, bất kể tốt hay xấu, tận lực đi làm, Ơn Trên tức sẽ cho các con kết quả tốt.
- Lấy “Từ” thay lạc, xóa khổ vì “Bi”, có bằng lòng làm hai việc nhân nghĩa không công đó không? Trước khi muốn làm việc nghĩa công (làm việc nghĩa không cần đền đáp), bản thân phải làm tốt trước, mình thật sự vui sướng mới có thể đem vui sướng cho người khác, biết nhận thức được khổ của người khác mới có thể giải quyết khổ của họ.
- Phải yêu cầu bản thân trước, tiếp đến mới xem người khác, trước tiên xem mình tu được như thế nào mới đi xem người khác tu tốt hay không? Do đó loại người đối đãi phân biệt, thông thường trong tâm mình đối đãi phân biệt trước, mà đối đãi phân biệt là nguồn gốc vực thẳm đau khổ cho chính mình.
- Khi mình bằng lòng làm trò hề, khi buông xuống cái tôi mà không sao, tức thành công rồi, tức có thể độ hóa càng nhiều người hơn nữa.
- Phật vì sao thành Phật? Tại vì Ngài không xem các con là người khác, Ngài xem như chính mình, các con xem người khác như mình, các con tức là họ, các con sẽ không đành trách móc họ, sẽ không chê họ, sẽ không xem người khác chỗ này không đúng, chỗ kia không đúng, không có một chỗ nào tốt cả, tại vì các con đã dung nạp họ.
- Nếu như tâm giống như một thành trì kiên cố, kín không thông gió, vĩnh viễn không thấy được bên ngoài, phải biết được, đây chính là góc nhọn quá nhiều, một người lúc đơn độc một mình không cảm nhận được, khi người với người chung sống, mỗi người góc nhọn đều rất nhiều, đụng phải sẽ rất đau, cho nên sẽ có oán - hận - não - nộ - phiền. Người ở trong bể khổ thường thường không vui là vì góc nhọn quá nhiều, vậy phải làm sao trừ bỏ, phải “mài”! Dùng cái gì mài? Mượn người, sự vật mọi mặt để mài, để rèn luyện, lúc nghịch cảnh, tức sẽ càng mài càng tròn. Cái gọi là chịu khổ liễu khổ, phải khổ cho có giá trị, trong lúc khổ phải phản tỉnh bản thân mình, không nên cứ trách người khác, đó mới là trưởng thành.
- Đừng nên thấy người này đáng ghét thì bỏ mặc họ, dù là Thánh Nhân hay là kẻ địch đều phải thương yêu họ, thương yêu kẻ địch của mình mới có thể chiến thắng kẻ địch.
- Chỉ cần hiểu rõ bản thân, người khác sẽ là tri kỷ của mình, nếu như không hiểu thấu được bản thân, suốt ngày suy đoán, nghi ngờ người khác, đương nhiên không thể biết người biết ta, bách chiến bách thắng. Làm bất cứ việc gì, trước tiên cần phải tra xét bản thân, tự mình có thể cảm thông người khác.
- Thành tâm kính ý, chủ kính tồn thành, thời thời khắc khắc giữ tâm này thì trong cuộc sống giữa người với người sẽ không có gì là rãnh (vết nứt).
- Người phải học tập bao dung, tha thứ người khác, sai lầm của người khác tức là muốn khảo nghiệm sự độ lượng của mình.
- Khi người khác hỗ trợ mình thì phải đi tiếp nhận, người hỗ trợ cũng phải dũng cảm bỏ công sức, như thế giữa người tiếp nhận và người giúp đỡ đều được vui sướng. Cho nên khi mình không ổn, tìm một người trút bầu tâm sự, không nên cứ đem uất ức để trong tâm, thứ áp lực này có thể đè chết người.
- Đối đãi với kẻ địch của mình, phương pháp tốt nhất là nụ cười, cho nên mình không cần vạch rõ giới hạn, muốn vạch giới hạn thì nhường cho họ vạch, sau đó mình dùng nụ cười đi đối mặt.
- Chúng mình phải phát tán một phần nhiệt, mới có thể có một phần sức mạnh, nếu như phần nhiệt đó không phát tán ra, làm sao ấm áp bản thân, sưởi ấm người khác? Nếu như không có biện pháp sưởi ấm bản thân, vậy bản thân cảm thấy như bị lạnh nhạt, bị thờ ơ, giống như bị người khác bỏ rơi, tự mình đều không xem trọng bản thân, không yêu tiếc bản thân, vậy ai có thể yêu quý bảo vệ mình? Cho nên trước tiên phải yêu quý bảo vệ mình, mới yêu người khác.
Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng
Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương
thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.
Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.
Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.