Ý NGHĨA LÃO MẪU ĐẠI ĐIỂN ! Lão Mẫu Đại Điển thì một năm có 4 lần : Xuân Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 3 Hạ Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 6 Thu Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 9 Đông Quý Đại Điển : Âm lịch ngày 15 tháng 11 Vì sao mà sinh nhật của con người chỉ có một ngày, còn sinh nhật của Lão Mẫu lại có 4 ngày ? Bởi vì Lão Mẫu không phải là người phàm, thậm chí chưa từng đến nhân gian làm người độ hoá chúng sanh. Lão Mẫu là duyên khởi tạo vật, như tứ quý luân phiên thay thế nhau, sinh sôi không ngừng. Vậy nên Lão Mẫu vào xuân, hạ, thu, đông đều có một ngày sinh nhật. Nghĩa thật của Hoàng Mẫu : “ Hoàng Mẫu ” là căn nguyên gốc cội của mọi hiện tượng và sinh mệnh của vạn vật, có người gọi là “ Chúa tể vũ trụ ”, có người gọi là “ Chúa của tạo vật ” hay còn gọi là “đấng tạo hoá ”. Nếu dựa vào sự khác biệt của tôn giáo, thì còn có tên gọi “ Thiên Chúa ”, “ Cha Trời ”, “ Thánh Allah ”, “ Thượng Đế ”. Linh tánh của chúng ta là do Vô Cực Lão Mẫu sanh Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực có âm có dương, con người dựa theo hai khí âm dương mà sanh; loài người là phân linh do Vô Cực Lão Mẫu hoá sanh. Nghĩa thật của việc chúc mừng Lão Mẫu Đại Điển : Nhận Mẫu về nguồn. Con người là hợp thể của “ nhục thể ” và “ Linh tánh ”. Chúc mừng Lão Mẫu Đại Điển là muốn chúng ta đều nhận Mẫu, mới có thể trở về cội nguồn, đồng thời cũng muốn chúng ta xem trọng “ tâm linh ” thanh tịnh tự tại, có vậy mới có thể thành tựu Thánh Hiền, trở về Vô Cực Lí Thiên, siêu thoát luân hồi. Lễ Tiết của Lão Mẫu Đại Điển Mỗi khi đến ngày Lão Mẫu Đại Điển, các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo đều sẽ trở về Phật Đường, khấu đầu tạ ân với Lão Mẫu, lễ tiết dùng đến chính là “ Cửu Ngũ Đại Lễ ”, kết hợp với lễ tiết hiến hương mồng 1, 15, vậy nên lễ tiết Lão Mẫu Đại Điển là vô cùng trang nghiêm long trọng, cái này còn long trọng hơn cả so với lễ tiết mà Hoàng Đế tế Trời trong quá khứ trước đây. Thời Cổ xưa, chỉ có Hoàng Đế của thể bái Lão Mẫu Hoàng Đế ngày xưa vì muốn có được quyền thống trị một cách hợp lý bèn sáng tạo ra cái thuyết “ Quân quyền Thần thụ ” ( quyền đại biểu Thiên Mệnh của Vua do Trời ban ), Hoàng Đế tự xưng mình là “ Thiên Tử ”, chỉ có Thiên Tử mới có thể tế bái Trời, những Lão Bá Tánh bình thường thì không thể tế Trời. Hiện nay chúng ta đều có thể bái Lão Mẫu Hôm nay mọi người chúng ta đều đã cầu đạo, cũng biết rằng chúng ta đều là “ con cái của ơn trên Lão Mẫu ”, cũng chính là “ con Trời ” ( Thiên Tử ), không phải chỉ có Hoàng Đế mới là Thiên Tử, mỗi người chúng ta đều có thể ở trên bái vị hành lễ “ tế Trời ” một cách bình đẳng, tôn quý như nhau, không phải như trước kia chỉ có Hoàng Đế mới có thể tế Trời. Thời cổ xưa bái Lão Mẫu không dễ. Quá khứ trước kia, Hoàng Đế “ tế Trời ”, một năm chỉ có hai lần, cũng chính là vào “ Hạ Chí ” của mỗi năm thì tế Trời một lần, do Hoàng Đế khẩn cầu ơn trên ban cho “ quốc thái dân an, ngũ cốc phong thu ”, lần thứ hai tế Trời là “ đông chí ” của mỗi năm, do Hoàng Đế tế Trời, cảm tạ ơn trên ban cho “ quốc thái dân an, ngũ cốc phong thu ”. Hoàng Đế cũng không biết lễ tiết bái Lão Mẫu Việc tế Trời của Hoàng Đế cũng là rất long trọng. Ba ngày trước cái hôm tế bái Trời thì phải nhập trai thất “ trai giới mộc dục 3 hôm ” thì mới có thể tế bái Trời. Hoàng Đế, từ 3000 năm trước, sau đời Chu Võ Vương, tại Trung Quốc bèn chẳng có Hoàng Đế cầu đạo, vậy nên lễ tiết tế Trời thật sự thì Hoàng Đế không biết. Cũng là hành lễ tiết quỳ bái, thế nhưng Hoàng Đế không biết “ khấu đầu như thế nào ? Sự khấu đầu thật sự là “ Vô Ảnh Sơn tiền đối hợp đồng ”, điều này ở trong Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh có ghi chép rõ ràng. Các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo ngày ngày bái Lão Mẫu Hoàng Đế vì để tế Trời, một năm mới trì chay hai lần, tổng cộng 6 ngày; còn các Đàn Chủ của Phật Đường Thiên Đạo thì một năm 365 ngày, ngày ngày trì chay giữ giới, năm nào cũng thế. Các Đệ Tử của Thiên Đạo tôn quý hơn Hoàng Đế. Các đệ tử Thiên Đạo là trì giữ tam bảo để tế bái ơn trên Lão Mẫu, còn Hoàng Đế chẳng có cầu đạo thì không biết cái gì gọi là “ Tam Bảo ”. Hoàng Đế bởi vì chẳng có đắc được Tam Bảo, vậy nên sau khi Hoàng Đế chết thì chẳng cách nào trở về Lí Thiên gặp Mẫu. Còn các đệ tử Thiên Đạo bởi vì đều đã cầu đạo, đều biết “ Tam Bảo ” là con đường về trời, sau khi quy không thì có thể về đến “ Lí Thiên của Lão Mẫu ”, vậy nên những người có cầu đạo, tu bàn đạo còn tốt hơn so với Hoàng Đế, bởi thế nên nói “ nhân tước đâu bằng thiên tước quý ” là điều không sai. Đệ tử của Thiên Đạo vì Đạo mà tôn quý Các đệ tử của Thiên Đạo vào ngày “ Lão Mẫu Đại Điển ” một năm bốn lần đều phải trở về Phật Đường, khấu đầu tạ ân Lão Mẫu, cảm tạ Lão Mẫu ban cho chúng ta con đường sáng tỏ để trở về Trời. Quá khứ Hoàng Đế một năm chỉ tế bái Trời hai lần, còn những người cầu đạo thì chỉ cần về đến Phật Đường, hướng Lão Mẫu khấu đầu thì chính là đang “ tế Trời ”, thật là tôn quý biết bao.
THIÊN ĐỨC LÃO NHÂN TỪ BI.Tính địa cầu hỗn độn biết bao phiên.Xem chúng sanh tai kiếp khổ liên miên.Chưởng Thiên Ngục luật lệ chưa từng phá Phẫu Thiên Cơ hiệp trợ bàn thu viên. Miễn lễ! Mời ngồi. (Đa tạ Tiên Phật từ bi!). Thời tiết có lạnh không? Có làm biếng bước ra khỏi cửa không? (Không có). Có làm biếng đến đây nghe đạo lý không? (Không có).
Lão Tiền Nhân tên húy là Ân Vinh, tự là Kiệt Khanh, hiệu là Vũ Lâm, lại có hiệu là Khiết Thanh, lúc về già tự hiệu là Bạch Thủy Lão Nhân, là người huyện Ninh Hà, tỉnh Hà Bắc, sinh ra vào ngày 22 tháng 3 Thanh Quang Tự năm thứ 27 ( 1901 ) tuế thứ tân sửu.
Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng
Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương
thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.
Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.
Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.