SOI CHIẾU CÁI TÂM CỦA CON-HOẠT PHẬT ÂN SƯ TỪ BI HUẤN

- Lúc thuận cảnh biết làm thế nào để bố thí chúng sanh nhiều thêm nữa.

- Lúc gặp cảnh khốn đốn: cũng biết phải làm sao để “không oán trách” mà với cái tâm bình thường để qua ngày.

SOI CHIẾU CÁI TÂM CỦA CON-HOẠT PHẬT ÂN SƯ TỪ BI HUẤN

SOI CHIẾU CÁI TÂM CỦA CON

(HOẠT PHẬT ÂN SƯ TỪ BI HUẤN)

***********************************

Học Phật tu hành, là muốn học tập để tâm được sửa cho ngay, để mình trong thuận nghịch cảnh:

- Lúc thuận cảnh biết làm thế nào để bố thí chúng sanh nhiều thêm nữa.

- Lúc gặp cảnh khốn đốn: cũng biết phải làm sao để “không oán trách” mà với cái tâm bình thường để qua ngày.

Phải biết rằng cái tâm không phải dùng mắt để coi, mà phải “như thị quan”, thông qua trí tuệ của các con hướng vào bên trong mà quan sát, quan sát cái tâm của các con có ngay không? Cỏ tạp có nhiều không? Phải chăng bị trần duyện vật dục ở bên ngoài che lấp đi cái tâm của con. Một người nếu mê muội cứ đeo đuổi hoàn cảnh và dục vọng ở bên ngoài, hoàn cảnh trước mắt sẽ ép các con mù quáng đi làm, thế là cái đạo tâm còn sót lại một tý chỗ các con, tới sau cùng toàn biến thành phàm tâm cả, cái phàm tâm làm sao tu Đạo.

Người cổ xưa có nói: “Tu hành phải để cảm tình đông đặc lại, chỉ có đông đặc lại cái cảm tình tự tư tự lợi của hậu thiên, mới có thể phát huy cái Bồ Tát tâm chí tình chí tánh của tiên thiên, mới có thể lo phúc lợi cho quần chúng bao la”.

● Một người tu hành, nếu như không thể giây phút nào cũng để tâm trong trạng thái tu hành, chỉ là “rút thời gian rảnh ra tu đạo”, “lúc tâm phiền muộn thanh tĩnh” hoặc trong khi “rảnh rỗi không vướng bận điều chi” mới tu Đạo, nói cho minh bạch ra làm như thế thực ra với “không tu” là như nhau cả, bằng chi dồn thời gian vào phàm nghiệp và tình quyến thuộc, còn có giá trị hơn.

● Điều đáng sợ nhất trong tu hành là “những người trải qua nhiều trục trặc, trau chuốt mà tự cho là đúng”. Cái tâm chết rồi, đạo tâm cũng không còn rồi, cứ sống trong sự việc tự say đắm chấp chước, đối với sự việc gì cũng không động lòng. Mà người trí tuệ chơn tu, nhìn sự việc rất rõ ràng, đối với mọi thứ hình tướng bên ngoài, cũng không loạn mất cái tâm của con.

● Cho nên tu hành: “Phải lúc nào cũng soi chiếu tự con, lúc nào cũng để cái tâm chỉnh cho ngay lại”, “chỉnh cho ổn lại”, như thế mới có thể làm chủ nhân trong tâm của con.

Trong kinh có nói: “Nhược năng chuyển vật tức Như Lại, từ hàn biến hành vô quái ngại”.

Ý nói rằng: Tu hành muốn có thành tựu phải luôn luôn quán chiếu lại cái tâm của con, có thể chuyển hóa vạn vật mà không bị trần duyên vật dục ở bên ngoài chuyển hóa. Khi tự tánh làm chủ, tu hành mới có thể không trở ngại.

● Tu hành nên biết rằng:

- Hồ ao trong veo, thanh tĩnh: có thể soi chiếu ánh trăng trên trời.

- Tâm linh trong veo thanh tĩnh: có thể soi chiếu vạn vật.

→ Lý do như nhau cả, nhân tâm không bị “tham dục níu lại”, “không bị kích động bởi sân giận”, “không bị che lấp bởi ngu si”, thì bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, gặp phải bất cứ chuyện gì đều có thể chánh tri chánh kiến.

● Tu hành thường nói phải “Trọng Thánh khinh phàm”, phải biết rằng Thánh Phàm không phải nói việc của gia đình và Đạo tràng là Thánh Phàm, mà là các con dấy lên nhân tâm, với nhân tâm làm việc, thế chính là khinh Thánh trọng phàm. Nếu như với cái tâm từ bi công chánh để làm việc đạo, mà hết lòng trên đạo tràng, thế mới gọi là “trọng Thánh khinh phàm”.

● Trang Tử từng nói rằng: “Đạo ẩn ư tiểu thành, ngôn ẩn ư vinh hoa”.

Ý nói rằng : Đại Đạo không phải hiện ra tại thâm sơn cùng cốc, mà là thể nghiệm từng tí trong cuộc sống xung quanh, tu hành phải thận trọng lời nói trong đám đông ồn ào xa hoa. Cái gọi là “thâm sơn học đạo, thiên chướng vị liễu, nan đắc minh tâm, náo thị tu thân, nhất trần bất nhiễm, diệc năng kiến tánh”.

● Còn nhớ có lần Ma Vương A Tu La triệu tập ma binh, ma tướng đến họp chủ đề: làm sao để người tu hành rơi vào Ma Đạo?

Ma A hiến kế: Cho loan tiếng đồn rằng “tam giới đã không còn Ma Đạo tồn tại, tu hành có thể tận tình hưởng lạc, đấu đá lẫn nhau, lợi cho mình hại người ta cũng không cần lo lắng sẽ đi vào Ma Đạo”.

Ma Vương nói: Không được, không được, nói dóc vậy chỉ có thể gạt người mới học đạo, người tu hành sẽ không dễ tin theo.

Ma B hiến kế: Cứ nói “người chết như là đèn tắt, thực ra không có thiên đàng, địa ngục tồn tại”.

Ma Vương nói: Không được , đó chỉ có thể gạt những người tu hành không thành tâm, đối với người thành tâm tu hành vẫn là vô dụng.

Ma C mỉm cười nham hiểm nói rằng: Đại Vương chỉ cần tới nhân gian loan truyền tư tưởng: “không sao cả, còn có ngày mai” như thế tinh tấn cũng sẽ bắt đầu trì trệ, thế nào đi nữa ngày mai cũng còn cơ hội.

- Không sửa bỏ thói hư tật xấu – thế nào đi nữa cũng còn ngày mai.

- Nguyện không có liễu – thế nào đi nữa cũng còn ngày mai.

- Việc sanh tử đại sự tuy quan trọng – thế nào đi nữa cũng còn ngày mai.

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ - LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ

Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương

thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.

LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.

Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.