Nghĩ về chữ hiếu trong ngày 8 3

Người ta nói sau mỗi thành công của người đàn ông có bóng dáng của người phụ nữ. Nhưng tôi nghĩ nó còn nhiều hơn thế

Nghĩ về chữ hiếu trong ngày 8 3

Người ta nói sau mỗi thành công của người đàn ông có bóng dáng của người phụ nữ. Nhưng tôi nghĩ nó còn nhiều hơn thế. Đâu đó, trên mảnh đất hình chữ S nhiều ngọt ngào mà cũng rất đỗi bão dông này, đằng sau sự thành đạt của người chồng là những mồ hôi, nước mắt của người vợ, đằng sau sự thành đạt của người em là những hy sinh, chịu đựng của người chị, đằng sau sự giỏi giang của người anh là những thua thiệt của người em gái bỏ dở ước mơ học hành để đi làm phụ anh ăn học. Nói vậy để thấy được tầm vóc của những người mà ta vẫn gọi là Hoa của đời ấy lớn lao đến nhường nào. Lật lại lịch sử, nhìn vào hiện tại và mở tầm đến tương lai, sẽ không một ai hay bất cứ một lý lẽ nào có thể phủ nhận công lao của những bông hoa ấy. Lắng tâm và ngẫm sâu hơn, ta sẽ thấy hình bóng Mẹ trong những thân cò nặng trĩu câu ca dao, trong thơ Lưu Quang Vũ với đôi vai ấm dịu dàng, với đôi mắt buồn của một xứ sở nhiều mưa và bàn tay luôn đỏ lên vì giặt giũ mỗi ngày , trong lời ca của Trần Tiến với nỗi niềm đau đáu thương hai đứa em, thương mẹ già còn đau, hay trong hình bóng của bà Tú lặn lội để  Nuôi đủ năm con với một chồng ...Vậy đấy, người mẹ nào mà chẳng mang nặng đẻ đau, người mẹ nào mà chẳng vất vả chăm con, bươn trải trọn đời vì con. Vậy nên, trong ngày mà cả thế giới tôn vinh những bông hoa âm thầm làm thơm gia đình, làm đẹp thế giới này, xin được gọi tất cả bằng danh từ Mẹ - một chữ Mẹ viết hoa.

Cổ nhân đã dạy: Bách thiện hiếu vi tiên , nghĩa là, trong trăm thứ hạnh tốt, chữ Hiếu xếp đầu tiên. Vì có hiếu mà vua Hán Văn Đế suốt 3 năm liền vẫn mặc đại phục của vị vương đế đứng hầu mẹ, biếng ăn bỏ ngủ, đêm thức canh chừng bệnh cho mẹ; vì có hiếu mà Hoàng Hương thời Đông Hán mới 9 tuổi đã biết trời nóng bức quạt cho mẹ ngủ, mùa đông lạnh giá dùng thân thể ủ ấm cho cha ; vì có hiếu mà Đồng Vĩnh thời Hậu Hán bán thân để lo tang cho cha...

Xưa là thế. Nhưng nay, trong xã hội đang thật nhiều những biến động, khi những chân giá trị đang đảo lộn, khi những điều tử tế học ở trường lại quá khác xa với thực tế nghiệt ngã, ta càng lớn càng dần xa Mẹ ta, như những chú gà con ra ràng dần xa đôi cánh mẹ. Mối quan tâm của ta bị chia sẻ năm bảy ngả theo thời gian ta lớn lên. Và thế là, ngày 8/3 thành ra rộng lớn hơn, ngày của bạn gái, ngày của người yêu, ngày của cô giáo mà ít ai chú ý đến Mẹ.

Ai đó trong chúng ta vẫn mải miết đi tìm Bụt, tìm Phật để xin điều ước. Nhưng ai đó có biết đâu rằng, Bụt, Phật đang ở ngay cạnh ta. Ấy là Mẹ ta người cho ta thân xác, cho ta cái quyền được ước, cho ta những bài học vỡ lòng, khai tâm, cho ta những hành trang để sống tốt, sống khỏe giữa cuộc đời lắm bão dông; người chăm ta lúc ta ốm, ta đau, nâng bước ta lúc ta vấp ngã, chở che ta trước những khó khăn, an ủi ta lúc ta buồn, ta khóc... người cho ta những thứ mà dù có tìm kiếm trong vô vàn những câu chuyện cổ tích, gặp bao nhiêu Bụt, bao nhiêu Phật cũng không thể có. Vậy thì hà cớ gì phải tìm kiếm ở đâu xa. Mẹ chính là Bụt, là Phật!

Xưa, Tử Lộ, học trò Khổng Tử, thuở nhỏ nhà nghèo ngày ngày phải đội gạo kiếm sống nuôi mẹ già. Khi mẹ ốm, mẹ buồn, Tử Lộ mặc áo đỏ làm trò múa hát dưới sân cho mẹ vui. Lớn lên đỗ đạt , công thành danh toại, vinh hoa phú quý đầy đủ thì mẹ lại chẳng còn. Tử Lộ than rằng, giá như mẹ vẫn còn thì dù có phải đội gạo kiếm sống như xưa ông vẫn thấy vui.

Ở đời nếu mọi cái đều diễn ra như sự suy nghĩ sắp xếp của ta thì sẽ chẳng bao giờ có 2 chữ giá như. Vậy thì những ta ơi những người đang sống trong thời đại của facebook, zalo này, hãy như Tử Lộ, hãy lập ngay, lập luôn một foder và thêm một ngăn thư mục trong tim dành cho Mẹ, đem niềm vui đến cho Mẹ hằng ngày, từ những điều nhỏ nhất. Đó có thể là lời hỏi thăm khi trái gió trở trời, là sự quan tâm khi mẹ đau ốm, là lời xin lỗi lúc vô tình cáu gắt hay chỉ là sự xuất hiện trước mặt Mẹ vào một ngày bình thường... Nó sẽ đáng giá hơn hàng ngàn món quà vào những ngày đặc biệt ! Chữ Hiếu, vì thế mà cũng đâu có gì cao xa, khó nắm. Nó ở ngay trong tâm mỗi chúng ta.

Lượt xem: 2,150
hoat-nguc-hien-hinh-ky-ngoc-chieu

Đại Đạo vận hành, không thiên không lệch, thế nhân hành đạo, Trung dung làm trọng. Nếu có lòng riêng tư tất Đạo bất thành, nhìn thấy Tu Sĩ trong thiên hạ trên đường tu Đạo tâm luôn có thay đổi thất thường bất định, làm cho con người lo lắng, Ân Trên từ bi, luôn tìm cách để tuyên hóa lòng người đạt hiệu quả nhất, mệnh Thánh Đường Chánh Loan linh du “Hoạt Ngục” thuật lại tình hình rõ ràng khi thấy được .......

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ - LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ

Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương

thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.

LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.

Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.