ĐỊA TẠNG CỔ PHẬT THÁNH THỊ ĐÁNG ĐỂ XEM LẠI NHIỀU LẦN
Chân ý của tu đạo là đoạn trừ nguyên nhân gây ra đau khổ sinh tử luân hồi. Muốn trừ bỏ hạt giống địa ngục này tất cần phải lọc sạch ô trược và u ám trong tâm linh, bằng không tuy miệng nói không có địa ngục, tâm thái quan niệm hành vi lại chưa chặt đứt hạt giống luân hồi, khó đảm bảo một ngày nào đó linh tính bị hôn mê, tính ma tăng lên, nhân tố sa đọa tiếp tục nảy sinh. Tu đạo không xem trọng hình tướng bên ngoài, chỉ xem trọng thật tu thực chứng, nội tâm quán chiếu, có thể loại bỏ một phần nghiệp nhân vô minh, chứng đắc một phần pháp thân như lai.
Con người là sản phẩm của ý thức nhị nguyên, từ nhân tính tu thành phật tính, trước tiên phải trừ bỏ tư duy quán tính nhị phân nhân - ngã kiến. Nhưng người tu đạo hiện nay đều nói về việc tu hình tướng bề ngoài, nhưng trong tâm lại không cố gắng hạ chút công phu nào. Phật pháp không ban bố để chúng sanh dựa vào tự cho mình thanh cao, hoặc có những hành vi ngu si hạ thấp tôn giáo khác rồi nhân danh phật pháp, luôn luôn nhắc nhở tu sĩ: nên lấy tiêu chuẩn của Phật để gạn lọc bản thân mình, tự chứng thực như lai pháp thân vốn có, siêu việt tại thế, tiến thẳng vào cảnh giới bổn thể thanh tịnh, đạt đến trạng thái "bông sen sinh ra từ bùn đất mà không bị nhiễm."
Chân phật phải chứng đắc từ trong ta bà ngũ trược; hạt giống bồ đề cũng từ trong hỗn loạn của hồng trần mà chuyển hóa. Nhưng đại đa số tự xưng là người tu hành, một chút công phu nhẫn nhục cũng không có, ngày thường thiếu công phu nghiên cứu học tập. Khi gặp cảnh ngộ thì tu hành và hiện thực hoàn toàn tách rời nhau.
Tâm phàm chưa trừ, tập khí chưa hết, ngã tướng chưa bỏ, chấp nhiễm chưa sạch, thực tướng chưa ngộ, tri thức lý luận không thực tế, khẩu hiệu trống rỗng, không có sự trợ giúp chút nào đối với sự thăng hoa của linh tính. Phật pháp chủ trương đánh thức chân như pháp thân thanh tịnh vốn có, để có thể đạt đến thể và dụng thống nhất, chân không mà diệu hữu. Như lai pháp tính không ứ đọng, không cuồng vọng, không cứng nhắc, không vội vã, không thiên lệch hai bên, không rơi vào nhị nguyên.
Tu sĩ thường khấu đầu hỏi phật, thế nào là hợp ấn chân như? Hợp ấn chân như là không chấp vào hình thức riêng biệt nào, không cố tình loại bỏ nhân duyên bên ngoài, ngồi ngay ngắn tĩnh lặng để hy vọng chứng quả. Tại sao tiên phật nói: cảnh giới cao nhất là thường lập công, thường xuyên hợp ấn chân như? Bổn ý trong đó là khi đối diện với nhân sự vật tấn công kịch liệt, nguyên thần có thể trong tích tắc thu lại tâm ý thức vào trong bổn thể, tiếp đó dùng chân tính bổn thể ứng đối viên mãn nhân sự vật, đây là cảnh giới cao nhất của hợp ấn chân như.
Đi đứng nằm ngồi đều có thể hợp ấn, không phải biểu hiện ra một hình thức ngồi khô héo, ở đây gọi là "thể dụng như nhất". Muốn đạt đến cảnh giới phật, cần phải bắt đầu từ bước chân, từ tâm, thiết thực dốc sức mà làm. Thân khẩu ý đều phải như nhau, bằng không bất kể là tu học pháp môn thù thắng như thế nào, cũng là sự tích lũy tri thức và kinh nghiệm mà thôi. Tuy đã gieo xuống hạt giống phật, nhưng không chăm tưới tiêu, thuận theo tập tính thì cỏ dại sẽ mọc đầy. Tu sĩ như vậy sẽ chịu khổ mà không có thành tựu.
Sự va chạm đây đó là cơ hội rèn luyện hoả hầu tốt đẹp nhất, phải dũng cảm đối mặt, trừ bỏ ngay tư duy quán tính trước kia. Nếu có thể tức khắc hợp ấn chân như, tự tính tự nhiên sẽ phản ứng một cách viên mãn nhất. Không nên thuận theo thói xấu tâm niệm lên xuống, càng không nên tiêu cực tránh né, không có những hành động thích đáng để chuyển hóa. Cảnh giới cao nhất của một người tu hành tinh tấn mạnh mẽ là lấy cảnh luyện tâm, biến lý luận thành chứng minh thực tiễn. Đây mới là chân nghĩa của tu đạo vậy.
Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng
Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương
thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.
Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.
Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.