Chức Trách Của Bàn Sự Nhân Viên
( Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn)
Những Bàn Sự Nhân Viên thụ lí việc ghi danh nhất định cần phải đích thân hỏi rõ người cầu đạo mới đến là do ai độ. Mới tránh khỏi việc chôn giấu đi công đức của người ta.
Thấy những ai chưa tròn và dưới 16 tuổi thì là đồng, nữ; những ai mà 16 tuổi trở lên thì là càn, khôn.
Lại nữa, hạ bối không thể làm Dẫn Bảo Sư cho bậc thượng bối, càng không thể viết cho những đứa con vị thành niên của mình làm Dẫn Bảo Sư.
Khi điền viết họ tên của người Cầu Đạo mới thì phải chú ý vị trí không được cao quá ra khỏi tên của Sư Mẫu. Nét bút lông vuông vức thẳng lối, không thể qua loa cẩu thả, viết xong thì đem danh sách tên và công đức phí, phí in sách giao cho Đàn Chủ chuyển trình cho Điểm Truyền Sư, thỉnh cầu cho chỉ thị Bàn Đạo.
Nếu gặp phải trường hợp có đạo thân phát tâm bố thí tài vật để trợ đạo, nhất định cần phải ghi rõ ràng, nộp trình lên Điểm Truyền Sư mới tránh khỏi việc che giấu công đức của người khác.
Phật Đường lớn : Mời Điểm Truyền Sư chỉ định Thượng Hạ chấp lễ, Nhân Viên hiến cung, Giảng Sư.
Phật Đường gia đình : Đàn Chủ tự quyết định hoặc mời Giảng Sư tùy giá, Nhân Viên Bàn Sự đảm nhiệm.
Phàm là Thượng Hạ chấp lễ và Nhân Viên tham gia lễ hiến cung phải :
Rửa tay
Rửa và lau trái cây
Phát lò
Xem xét và thêm dầu vào đèn
Pha trà ( thượng thanh hạ trược )
Thắp đèn Phật, sắp xếp bái đệm, bắt đầu hiến cung.
Hiến cung xong, lại do Nhân Viên bàn sự dâng khăn mời Điểm Truyền Sư bàn đạo.
Bất luận là khai đàn, giảng huấn, bàn đạo đều nên duy trì bảo hộ trật tự bên trong đạo trường để đạt đến sự trang nghiêm túc tĩnh.
Ơn Trên khai ân, Chư Thiên Tiên Phật, Lão Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu đại ân đại đức, Tiền Nhân quan tâm, Dẫn Bảo Sư khổ tâm thành toàn, những lời khuyến cáo dạy bảo trân quý như vàng ngọc của Tiên Phật – phải thường xuyên nhắc đến.
Phàm Nhân Viên bàn sự phải ra sức thực hành tam thí
+ Tài thí,
+ Pháp thí,
+ Vô úy thí
Bản thân mình nên làm gương trước để thể hiện sự tôn quý của đạo. Ba bữa ăn cơm, mưa gió, ngày tết chẳng quên BBố Mẹ, Thiên Ân Sư Đức.
Bàn Sự nhân viên, Đàn Chủ thường đưa Giảng Sư, Giảng Viên đến thăm những hậu học đã tham dự lớp, nhân đó mà hiểu rõ tình trạng gia đình của họ, nguyên nhân chẳng tiến hành, để trợ giúp cho họ giải quyết ma khảo.
Thầy rằng :
Mở lớp kinh động Thần, Quỷ, Tiên,
Giảng giải thao trì phí tâm điền,
Đã phát tâm nguyện chẳng đi liễu,
Dối người, dối mình, lại dối Thiên ( Trời ),
Phải biết phổ độ chẳng bao lâu,
Chẳng tin cứ xem Tổ Tổ truyền,
Ngừng độ gặp kiếp Huyền Tổ oán,
Rốt cuộc trách nhiệm ai gánh đây ?
Năm mới cục diện mới.....
“Đạo → Đường”, “Đạo” → Đạo lý, Chân lý, Chánh pháp ”....
Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng
Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương
thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.
Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.
Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.